Chương 2: Khi Nào Cổ Phiếu Di Chuyển Đúng?

Tác giả: Jesse Lauristone Livermore (1940)
Người dịch: Broker HAD

Các cổ phiếu cũng giống như các cá nhân, có tính cách và cá tính riêng. Có loại thì biến động mạnh mẽ, một số thì lo lắng, số khác thì hốt hoảng bồn chồn một số lại thẳng thắn, cương trực và tuân theo logic. Chúng ta phải biết tôn trọng riêng từng cá nhân trong chúng. Các di chuyển của những cổ phiếu đó có thể dự đoán được dựa trên một tập hợp những điều kiện nhất định.
Thị Trường không bao giờ đứng yên. Chúng có thể rất nhàm chán tại một thời điểm, nhưng không bao giờ ngừng nghỉ tại một mức giá. Chúng lên hoặc xuống vài điểm. Khi một cổ phiếu thực sự bước vào một xu hướng nhất định, giá cổ phiếu sẽ đi theo đường xu hướng một cách tự động và nhất quán trong suốt tiến trình di chuyển của nó..
Ngay thời điểm bắt đầu xu hướng bạn có thể nhận ra được rằng một khối lượng cổ phiếu rất lớn được mua đi kèm đó là giá của cổ phiếu được đẩy lên cao chỉ trong vòng vài ngày. Ở đây tôi định nghĩa cái hiệu ứng này là “Điều chỉnh bình thường (Normal Reaction)”.  Trong giai đoạn này thì khối lượng giao dịch của cổ phiếu đó sẽ ít hơn một vài ngày tăng giá trước đó. Đó chỉ là sự điều chỉnh thông thường. Đừng bao giờ hoảng sở đối với các chuyển động bình Thường. Nhưng hãy sợ hãi đối với các chuyển động bất thường.
Trong vòng một hoặc hai ngày thì hoạt động này lại bắt đầu, khối lượng lại một lần nữa tăng cao. Nếu như đó thực sự là một xu hướng của cổ phiếu, thì trong một thời gian ngắn, giá sẽ phục hồi và cổ phiếu sẽ được bán ở vùng giá cao hơn. Xu hướng thường tiếp diễn  mạnh trong vòng một vài ngày tiếp theo với một vài sự điều chỉnh nhẹ mỗi ngày. Sớm muộn gì thì nó cũng sẽ chạm tới cột mốc để có một “điều chỉnh bình thường” khác tiếp theo. Nó cũng sẽ xảy ra giống như sự điều chỉnh bình thường lần đầu tiên, Bất kỳ cổ phiếu nào cũng sẽ hoạt động theo cách đó khi ở trong một xu hướng xác định. Giai đoạn đầu của xu hướng này thì khoảng cách từ đỉnh trước với cái đỉnh sau sẽ chênh lệch nhau với số điểm không nhiều. Nhưng bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tốc độ tiến của cổ phiếu lên đang nhanh hơn rất nhiều.
Để tôi minh họa: lấy ví dụ một cổ phiếu bắt đầu tại giá 50. Vào giai đoạn đầu của xu hướng, cổ phiếu có thể là tăng đều đặn lên 54. Sau một hoặc hai ngày điều chỉnh bình thường, giá có thể giảm xuống 52.5 hoặc gần mức đó. Ba ngày sau nó tăng trở lại. Lần này nó có thể đi lên 59 hoặc 60 trước khi điều chỉnh bình thường xảy ra. Nhưng thay vì điều chỉnh 1 điểm hoặc 1.5 điểm , một sự điều chỉnh tự nhiên có thể dễ dàng làm cổ phiếu giảm 3 điểm. Và khi mà chúng tiếp tục tăng lại, lần này bạn sẽ nhận ra được rằng khối lượng mua bán cổ phiếu thì không sánh bằng được khối lượng ngay tại lúc bắt đầu của xu hướng. Cổ phiếu sẽ trở nên khó mua hơn. Trong trường hợp này, đỉnh kế tiếp trong xu hướng sẽ cao hơn nhiều so với đỉnh trước đó. Cổ phiếu đó có thể dễ dàng đi từ giá 60 đó lên 68 hay 70 mà không gặp phải bất kì điều chỉnh tự nhiên nào. Khi mà điều chỉnh bình thường xuất hiện, thì nó có thẻ sẽ gay gắt hơn. Nó có thể là điều chỉnh cổ phiếu này xuống giá 65 và cũng chỉ là sự điều chỉnh giảm bình thường. Nhưng giả sử như điều chỉnh đó là 5 điểm hay hơn kém 5 điểm mọt tí, điều này sẽ không diễn ra lâu và cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại và được bán ở vùng giá cao mới hoàn toàn. Và đây chính là lúc yếu tố thời gian sẽ tham gia vào cuộc chơi.
Đừng để cổ phiếu khiến bạn bị nhàm chán. Để đạt được một mức lợi nhuận khả quan, bạn phải kiên nhẫn. Nhưng đừng kiên nhẫn đến nỗi đầu óc trơ lì và bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Cổ phiếu đó lại tiếp tục tăng giá, và nó tăng 6 hay 7 điểm nữa trong vòng một ngày, ngày hôm sau có thể là lên 8 hay 10 -vô cùng sôi nổi- nhưng vào cuối phiên cổ phiếu đột nhiên có một sự giảm bất thường khá mạnh đến 7 hay 8 điểm. Và sáng hôm sau lại tiếp tục giảm thêm một hay một vài điểm nữa và một cú tăng giá lại xuất hiện trở lại với lực giao dịch đóng cửa cực kỳ mạnh. Nhưng ngày tiếp theo, vì một vài lý do, nó không vượt lên được nữa.
Đây chính là một tín hiệu vô cùng nguy hiểm. Trong suốt quá trình di chuyển, cổ phiếu chỉ có những điều chỉnh bình thườngđiều chỉnh tự nhiên. Và rồi có một điều chỉnh bất tường đột ngột đó xuât hiện - từ "bất thường" mà tôi dùng ở đây nghĩa là một đợt điều chỉnh đến 6 điểm hay nhiều hơn từ đỉnh cao của ngày hôm đó – trước đó không có đợt điều chỉnh thông thường nào diễn ra như thế, đó chính xác là một tín hiệu nguy hiểm mà thị trường lóe lên cho chúng ta và tuyệt đối không được bỏ qua.
Bạn đã kiên nhẫn để ở cùng với CP trong suốt quá trình di chuyển của nó. Giờ thì hãy can đảm và nhạy bén để chú trọng đến các tín hiệu nguy hiểm và thoát ra khỏi thị trường.
Tôi không khẳng định là các tín hiệu nguy hiểm này luôn luôn đúng bởi vì như đã trình bày từ trước là không có một nguyên tắc nào dự đoán được sự dao động cổ phiếu đúng 100%. Nhưng nếu bạn chú ý đến các quy tắc nyày một cách đều đặn, thì về lâu về dài bạn sẽ kiếm được khoản lợi nhuận không tưởng.
Hình 1: Hình minh họa
Một bậc thầy đầu cơ thông minh vĩ đại từng nói với tôi rằng: “khi tôi thấy một tín hiệu nguy hiểm đã dến sát ngay mình, tôi sẽ không đôi co với nó mà sẽ thoát ngay ra khỏi thị trường! Vài ngày sau, nếu mọi thứ trông có vẻ ổn trở lại, tôi có thể gia nhập lại thị trường một lần nữa. Như thế tôi không phải lo lắng nhiều và đảm bảo giữ được tiền của mình. Cũng giống như việc nếu tôi nếu tôi đi đang đi trên đường ray tàu lửa và trông thấy một đoàn tàu đang lao thẳng về phía tôi với tốc độ 100km/h, tôi sẽ không ngu ngôc đến mức không bước ra khỏi đường ray để đoàn tàu đi qua. Sau khi nó đi qua, tôi hoàn toàn có thể quay lại đi tiếp trên đường ray đó nếu tôi muốn.” Tôi đã luôn luôn ghi nhớ triết lý đầu cơ sinh động của bậc thầy đầu cơ này.
Một một nhà đầu cơ đúng nghĩa là luôn luôn cảnh giác với các tín hiệu nguy hiểm. Thật kỳ lạ, rắc rối duy nhất của hầu hết các nhà đầu cơ chính là họ không đủ can đảm đóng lệnh khi họ biết họ cần làm điều đó. Họ do dự và trong suốt quãng thời gian do dự ấy họ chứng kiến thị trường đi ngược lại nhiều điểm so với những gì họ kỳ vọng. Và rồi họ lại tự nghĩ “Trong lần phục hồi tiếp theo, tôi sẽ bán hết!”. Nhưng khi cổ phiếu phục hồi, họ quên hẳn đi những gì định làm trước đó, bởi vì trong tâm trí họ lại nghĩ rằng thị trường đã ổn trở lại. Tuy nhiên, lần phục hồi đó chỉ là nút nghỉ giữa màn của một vở kịch, và thị trường lại bắt đầu đi xuống thực sự và những nhà đầu cơ này vẫn chưa thoát ra – bởi vì họ đã do dự. Nếu họ sử dụng các tín hiệu dẫn thì nên làm theo những gì chỉ dẫn đó thông báo, nó không những cứu được những khoản lỗ lớn mà còn tránh được cho họ sự lo lắng.
Để tôi nói lại, bản chất con người trong mỗi cá nhân là kẻ thù lớn nhất của những nhà đầu tư và những nhà đầu cơ. Tại sao một cổ phiếu không hồi phục khi bắt đầu rơi tự do sau một đợt tăng điểm lớn.? Tất nhiên nó sẽ bắt đầu hồi phục tại một mức nào đó. Nhưng tại sao lại hy vọng rằng nó sẽ hồi phục ngay lúc mà bạn muốn? Đó không phải là cơ hội, mà nếu là cơ hội thị nhà đầu cơ có tâm lý do dự cũng sẽ không tận dụng được cơ hội đó.
Những điều mà tôi đang cố gắng làm rõ cho phần công chúng muốn xem đầu cơ là một công việc kinh doanh nghiêm túc, và tôi muốn cố tình nhắc lại, đó là mơ tưởng phải vứt bỏ ngay; không ai thành công nếu như đầu cơ mỗi ngày hay là hết tuần này sang tuần khác; chỉ có một vài lần trong một năm, có thể là 4 hoặc 5 lần. Thời gian quá độ còn lại, bạn sẽ đứng yên chờ thị trường chuẩn bị hình thành xu hướng lớn tiếp theo. Nếu bạn chọn thời gian chính xác để vào thị trường thì lệnh mua đầu tiên của bạn sẽ cho lợi nhuận ngay khi đặt. Còn sau đó thì bạn phải theo dõi sự xuất hiện của các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm để thoát ra ngoài thị trường, chuyển lợi nhuận trên cổ phiếu của bạn thành tiền thật.
Hãy ghi nhớ điều này: khi bạn ngồi yên không làm gì, những nhà đầu cơ nào cảm thấy họ phải giao dịch thị trường ngày này qua ngày nọ, thì họ đang đặt nền tẳng cho tương vụ mạo hiểm trong tương lai của bạn. Bạn sẽ hưởng lợi từ những sai lầm của họ.
Sự đầu cơ quá thú vị. Hầu hết những tay đầu cơ hộ của các văn phòng môi giới thường bàn với các bạn bè của họ về tình hình thị trường sau mỗi ngày làm việc. Tiếng tích tắc vang liên tục trong đầu họ. Họ quá mải mê với các đợt tăng nhỏ và bỏ lỡ những đợt tăng lớn. Hầu như lúc nào cũng vậy, phần lớn mọi người nhận định nhầm bên khi mà xu hướng lớn sắp xảy ra. Những nhà đầu cơ mà luôn  chăm chăm vào việc kiếm lợi nhuận mỗi ngày từ những tăng giảm điểm nhỏ sẽ không bao giờ ở trong vị trí uy thế của một xu hướng tăng vô tiền khoáng hậu khi mà nó xảy ra.
Nhược điểm này có thể sửa chữa bằng cách thu thập sự thay đổi của giá cổ phiếu, nghiên cứu xem nó diễn ra như thế nào và cẩn thận nắm bắt yếu tố thời gian sau khi tham gia vào thị trường.
Nhiều năm về trước, tôi đã có nghe về một nhà đầu cơ vĩ đại thành công ngoài sức tưởng tượng sống trên ngọn núi California và thường xuyên nhận những bảng liệt kê giá cổ phiếu của 3 ngày trước đó. Hai hoặc ba lần trong một năm, người đàn ông này gọi điện thoại đến môi giới của ông ta ở San Francisco và bắt đầu đặt lệnh mua hay bán phụ thuộc vào quan điểm của ông ấy đối với thị trường tại thời điểm đó.
Một người bạn của tôi làm việc ở văn phòng môi giới trong một khoảng thời gian dài, đã rất lấy làm lạ và thắc mắc. Anh ta ngạc nhiên rằng ngừoi đàn ông bị tách biệt hoàn toàn với với các công cụ cơ sở của thị trường, người đang ông mà sự xuất hiện của ông ta rất hiếm hoi, nhưng các giao dịch thì với số lượng cổ phiếu khổng lồ. Cuối cùng thì anh ấy cũng được giới thiệu đến ngừoi đàn ông này, và trong cuộc nói chuyện về việc làm cách nào mà người đàn ông trên ngọn núi cô lập ở xa xôi này có thể theo dõi được thị trường.
Vâng” , người đàn ông này trả lời, “tôi đầu cơ chứng khoán. Tôi sẽ thất bại nếu như tôi ở giữa cái đám lộn xộn và bị rối não bởi các biến động nhỏ. Tôi thích ở tách biệt tại nơi mà tôi có thể suy ngẫm. Anh thấy đó, tôi luôn thu thập dữ liệu những gì đã xảy ra và nó cho tôi một bức tranh rất rõ ràng rằng thì trường đang nghĩ gì. Các bước dịch chuyển lớn thực sự của thị trường không bao giờ kết thúc vào ngày chúng bắt đầu. Cần có một khoảng thơi gian để kết thúc một đợt biến động thực sự. Bằng việc ở trên ngọn núi này, tôi luôn cho thị trường đủ thời gian chúng cần. Nhưng đến một ngày tôi thu thập giá lịch sử và đặt chúng vào tập ghi chép của tôi. Tôi nhận ra rằng các giá hiện tại không phù hợp với các mô hình tương tự của những đợt tăng trước đó tại một số thời điểm. Ngay lúc đó, tôi làm nhẹ đầu của mình. Tôi đi xuống phố để trở nên bận rộn giống như nhiều người”
Đây là câu chuyện nhiều năm về trước. Một cách kiên trì, người đàn ông từ ngọn núi này, qua một khoảng thời gian, đã rút đi khỏi thị trường một số tiền khổng lồ. Chính ông ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi đã làm việc vất vả ngày đêm để cố gắng đưa được yếu tố thời gian vào trong tất cả dữ liệu của mình. Với sự kiên trì nỗ lực, tôi đã có thể gắn kết các dữ liệu với nhau và hết sức ngạc nhiên khi chúng giúp tôi tiên đoán được biến động sắp diễn ra.


Nhận xét

Popular

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 2)

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 1)

Chương 8: Bí mật giao dịch của Livermore

Tại sao doanh nghiệp lại niêm yết trên nhiều sàn chứng khoán?

KSA - Cái Bẫy Chết Người Đối Với Nhà Đầu Tư (Phần II)