KSA - Cái Bẫy Chết Người Đối Với Nhà Đầu Tư (Phần II)


Everything should be made as simple as possible, but not simpler
“Mọi thứ không chỉ nên được đơn giản hơn, mà cần phải đơn giản hết mức”
Albert Einstein
Phần I, chúng ta đã bàn về KSA như một vết đen đáng quên trên thị trường chứng khoán việt nam. Bài viết này, chúng tôi sẽ đưa phương pháp chu kỳ - giai đoạn vào KSA và người “đồng nghiệp” BMC để có góc nhìn so sánh riêng và chung của toàn ngành khoáng sản. Liệu rằng ta có thể tránh được vụ “bê bối” với cái tên KSA, hay nhìn ra được tình hình hiện tại thực sự của doanh nghiệp BMC, chuyện gì đang diễn ra trong ngành khoáng sản?
Một trong những điều nguy hiểm nhất mà nđt gặp phải trên thị trường đó chính là sự hiểu biết của mình bị đánh lừa. Có hai trường hợp cơ bản mà đa phần nđt sẽ rơi vào:
Thứ nhất, như đã bàn ở phần một, nếu NĐT theo trường phái PTCB thì sẽ bị dẫn dắt bởi các yếu tố nền tảng của công ty. Cụ thể như cổ phiếu có nền tảng tốt khi NĐT nghiên cứu thì giá giao dịch trên thị trường lại không tăng, hoặc các thông tin về giá trị sổ sách, các báo cáo tài chính không trung thực, hay các công bố của ban quản trị cấp cao không chính xác. Nói theo cách khác, thông tin cơ bản của doanh nghiệp thường bị "lỗi thời" khi NĐT được tiếp cận.
Thứ hai, nếu NĐT theo trường phái PTKT thì sẽ bị dẫn dụ bởi các mô hình về giá do vô số các trạng thái giá sinh ra. Trường hợp KSA với sự biến động mạnh như vậy có thể nói là "mảnh đất màu mỡ" cho phương pháp PTKT đặc biệt với những cá nhân có gắng giao dịch theo xu hướng dịch chuyển của giá. 
Bước đầu tiên, tôi sẽ đưa hệ thống chu kỳ giai đoạn (xem kỳ 1 và 2) để đánh giá, xem xét cổ phiếu KSA và BMC hiện đang trong giai đoạn nào của chu kỳ lớn.
Bước hai, chúng tôi sẽ đưa ra các nhận định về các tính chất nền tảng của cổ phiếu hai cổ phiếu trên sau khi xác định được tính chất giai đoạn.
Xin lưu ý với người đọc rằng, PTKT là loại phương pháp nghiên cứu trực tiếp nên sẽ khá “khô cứng”. Những vấn đề, kết luận nêu ra cần sự trải nghiệm hoặc suy xét lý trí để nhìn nhận. Sự thật luôn rất đơn giản, sự truyền đạt càng đơn giản, nghĩa là chúng ta đang ở thực sự gần với sự thật. Kết luận sẽ là vô cùng ngắn gọn, không nhiều “màu sắc” như phương pháp gián tiếp.

Biểu Đồ 1: Giá và Khối lượng giao dịch cổ phiếu KSA 2010 – 2018 (Sở GDCK HCM, 2019)
Theo phương pháp chu kỳ-giai đoạn, tháng 5 năm 2015, KSA xuất hiện dấu hiệu rơi vào bất ổn. Đến đầu năm 2016, cổ phiếu này chính thức rơi vào giai đoạn bất ổn. Dấu hiệu để nhận biết chính là mức độ tăng giá không bằng mức độ giảm giá, các vùng đáy mới liên tục xuất hiện qua các năm. Đến thời điểm cuối cùng trước khi bị hủy niêm yết, giá của KSA vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu chuyển sang giai đoạn ổn định.
Như vậy, thời gian nằm trong giai đoạn bất ổn của KSA là trên 4 năm. Việc thời gian bất ổn kéo khá dài kèm theo giá giảm mạnh cho thấy :
Khả năng lãnh đạo của ban quản trị yếu kém khi giải quyết các thử thách mà doanh nghiệp gặp phải (dưới giá trị thanh lý danh nghĩa quá lâu). Nội bộ công ty không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề chiến lược.
Các thông tin tiêu cực sẽ được công bố nhiều hơn thông tin tích cực.
Biểu đồ 2: Giá và Khối lượng giao dịch cổ phiếu BMC 2017 – 2019 (Sở GDCK HCM, 2019)
Phương pháp chu kỳ – giai đoạn áp dụng với BMC được thể hiện ở biểu đồ 2. Doanh nghiệp có hai lần bước vào giai đoạn ổn định là 2011 – 04/2013 và 2016 – 05/2017. Nhưng lại có đến 3 lần bước vào giai đoạn bất ổn: lần đầu 2008 – 2010, lần thứ hai: 04/2014 – 2015 và lần thứ ba từ tháng 5 năm 2017 kéo dài đến hiện tại và chưa có dấu hiệu chuyển đổi.
Thời gian cổ phiếu này hình thành, phát triển và kết thúc một giai đoạn ổn định là không quá hai năm rưỡi. Thời gian tương đối ngắn so với mặt bằng chung trên thị trường, điều này cho thấy hình ảnh công ty không quá lớn so với ngành.
Các giai đoạn bất ổn kéo dài không quá ba năm, khác với KSA là trên bốn năm. Như vậy, nội bộ quản trị doanh nghiệp có thể nói là tương đối tốt, có kinh nghiệm xử lý những tình huống khủng hoảng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Dễ thấy có một sự mâu thuẫn ở đây đó là tuy năng lực lãnh đạo của BMC không tồi nhưng hình ảnh công ty không tỷ lệ thuận theo đó. NĐT cũng có thể tìm thấy điều này ở những doanh nghiệp khoáng sản hiện tại. Vậy, chuyện gì đang diễn ra ở ngành khai khoáng này. Theo hiểu biết của người viết, lý do cốt lõi của vấn đề này chính là vì một quốc gia đang phát triển ổn định như Việt Nam thì không cần thiết phải đẩy mạnh ngành khai thác khoáng sản. Nói cách khác dễ hiểu hơn, ngành khai khoáng chỉ phát triển khi đất nước thực sự khó khăn hay khủng hoảng, lúc này thì mới cần phải bán đi “xương máu” để duy trì ổn định của nền kinh tế. Tài nguyên thì luôn luôn cần phải được bảo vệ tối đa, việc khai thác chúng gắn liền với ô nhiễm môi trường và những hệ quả khác.
Kết luận:
Việc cổ phiếu KSA bị hủy niêm yết là một tin chấn động với giới đầu tư cổ phiếu trong nước, mức độ tổn thất mà NĐT gặp phải là quá lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Bằng những góc nhìn mà Broker HAD đưa ra cho NĐT thấy về sự nguy hiểm mà các trạng thái giá tạo ra, chúng tôi hi vọng ít nhiều có thể giúp NĐT có thêm một kênh độc lập riêng biệt để tham khảo.
Broker HAD
Mail: brokerhad@gmail.com

Nhận xét

Popular

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 2)

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 1)

Chương 8: Bí mật giao dịch của Livermore

Tại sao doanh nghiệp lại niêm yết trên nhiều sàn chứng khoán?