Kỳ 2: Đi Tìm Linh Hồn Của Phân Tích Kỹ Thuật.

“Luôn có sự cám dỗ trong thị trường chứng khoán, sau một thời gian thành công, khiến bạn có lúc sẽ bị bất cẩn và tham vọng quá mức. Vậy, nó đòi hỏi một trí khôn minh mẫn và một suy nghĩa thấu đáo để có thể giữ được những gì bạn đang có. Nhưng việc mất tiền vẫn chưa phải là quan trong, một khi bạn có thể kiếm được, nếu như bạn luôn tuân thủ các nguyên tắc một cách triệt để.”
(Livermore .J.L ,1940)
Đi qua nhiều cung bậc của cảm xúc cùng với thời gian chiêm nghiệm tại thị trường cổ phiếu Việt Nam, những triết lý của các bậc tiền bối là bảng chỉ đường cho tôi tìm đến sự thật của của một người giao dịch cổ phiếu luôn muốn đứng về bên đúng của thị trường.
Sự thật phải là một điều gì đó thật đơn giản, dễ hiểu, không màu mè tráng lệ, không hào nhoáng bóng bẩy. Nó, bằng cách nào đó, trở nên khó hiểu do cảm xúc và sự thiếu kiên nhẫn của người chiêm ngưỡng. Khi làm vấn đề trở nên phức tạp hơn, có nghĩa là chúng ta lại càng xa sự thật hơn.
Quan điểm tôi đưa ra với mong muốn mọi người hiểu tại sao hầu hết các công cụ phân tích của trường phái kỹ thuật lại dễ dàng bị đánh bại tại vài thời điểm. Cũng có thể nói những công cụ đó rất có thể đã vô tình trở thành vật bị thao túng và phản chủ là chính những người đang sử dụng. (dân gian gọi là bị hack não)
Cách nhìn đơn giản nhất có lẽ là trong bộ môn logic học hình thức: Nếu không là ĐÚNG thì chỉ có thể là SAI. Như vậy, Thị trường khi đang không BẤT ỔN thì chỉ có thể là ỔN ĐỊNH.
Khi đo lường độ biến động của khối lượng, tôi nhận ra các lưu chuyển của dòng tiền hình thành một chu kỳ lớn bao gồm hai giai đoạn với tính chất: BẤT ỔN và ỔN ĐỊNH, chúng chuyển hóa qua lại tạo ra bản chất bất biến trong suốt vòng đời giá của 1 cổ phiếu (Nếu giá không ở trong giai đoạn bất ổn thì phải ở trong giai đoạn ổn định, và ngược lại).
Mỗi một giai đoạn sẽ phát sinh ra vô số các trạng thái giá và cuối cùng các trạng thái giá biến thiên giao thoa nhau tạo ra các thời điểm chứa vùng giá thấp nhất, vùng giá cao nhất trong mỗi giai đoạn. Đây chính là quy luật mà các vùng giá thấp nhất/cao nhất trong một chu kỳ được tạo ra.
Từ quá trình hình thành các thời điểm chứa vùng giá thấp nhất-cao nhất được phân tích ở trên có thể thấy được sẽ khó tồn tại một hệ thống PTKT hiệu quả nếu NĐT bỏ qua bước xác định tính chất của các giai đoạn. Vì:
+ Các giai đoạn chính là nơi chứa các thời điểm, không tìm được nơi chứa thì khó tìm được thời điểm.
Ngoài ra, có thể hiểu vì sao hầu hết NĐT PTKT thông thường phải lập ra rất nhiều mô hình PTKT. Vì:
+ Khi NĐT chỉ dựa vào các biểu hiện tăng giảm của trạng thái giá để tìm kiếm thời điểm tham gia thị trường,mà trạng thái giá thì là vô số, sự biểu hiện của nó là không có giới hạn nên sẽ không có một mô hình PTKT duy nhất nào có thể dự đoán hết các trạng thái giá.
Tính chất các giai đoạn:

Đúng như tên gọi, giai đoạn bất ổn là thời điểm mà giá có biên độ tăng giảm rất rộng,  như tăng rất mạnh giảm rất sâu, sau đợt tăng mạnh thì xu hướng giảm là chủ đạo với biên độ giảm rất lớn, tỷ lệ giá giảm áp đảo tỷ lệ giá tăng,khi giảm thì liên tục hình thành vùng đáy mới, thời gian giảm kéo dài nhiều lần thời gian giá tăng. Tại GĐ này, nếu NĐT nắm giữ càng thì giá trị tài khoản càng bị thâm hụt. Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm, thường ra nhiều thông tin tiêu cực,các thông tin tích cực phần nhiều không đáng tin cậy và đa phần làm cho tài khoản NĐT bị thiệt hại lớn. Giai đoạn này sẽ khiến hầu hết các hệ thống PTKT khó phát huy tác dụng.
Ngược lại, giai đoạn ổn định là thời điểm mà giá tăng giảm trong biên độ, độ biến động theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ giá tăng áp đảo tỷ lệ giá giảm, đáy cũ cao hơn đáy mới, các vùng đỉnh mới luôn được hình thành,xu hướng tăng là chủ đạo, nắm giữ càng lâu giá trị tài khoản càng tăng. Đây là giai đoạn có nhiều cơ hội để NĐT tham gia và tăng trưởng lợi nhuận.
Qua thời gian, tác giả nhận thấy trong giai đoạn bất ổn thường vẫn tồn tại một đợt tăng chết chóc, với đặc điểm giá tăng mạnh cùng thanh khoản lớn ứng với thời gian đủ dài để phần lớn NĐT không nghi ngờ rằng sau đó là một đợt giảm lớn hơn rất nhiều so với đợt tăng trước đó và kéo dài hơn như vậy. Chính sự tăng giá rủi ro này làm cho NĐT khó phân định được ranh giới của giai đoạn ổn định hay bất ổn khi nghiên cứu.
Như vậy…
Xu hướng giá tăng hay giảm, trạng thái giá biểu hiện là vô số, các thời điểm chứa vùng giá thấp - cao tất cả chúng đều nằm trong các giai đoạn, nên sẽ không thể có một hệ thống PTKT đạt hiệu quả nếu chỉ xét xu hướng và trạng thái giá mà bỏ qua việc xác định giai đoạn. Xác định được giai đoạn sẽ lập được mọi phương án trong mọi ngành nghề trên thị trường. Điều này giúp cho việc giải ngân không bị giới hạn khi quy mô vốn lớn. Xác định được giai đoạn sẽ xác định được các đợt sụt giảm mạnh cũng như tăng mạnh về giá.
Giai đoạn chính là linh hồn của phương pháp PTKT, khi chưa thể xác định được giai đoạn thì việc dùng PTKT để tham gia giao dịch là một rủi ro lớn với mọi NĐT.


Đồ thị 1: giá cổ phiếu Công ty Cổ Phần Nông Dược H.A.I, 2007 - 2019
Cổ Phiếu Nông Dược HAI với Giai Đoạn Bất ổn ở năm 2014 kéo dài đến hiện tại và vẫn đang tiếp tục bất ổn, chưa chuyển giao giai đoạn nên chưa thể mua vào cổ phiếu này.
Giai đoạn bất ổn với các đặc điểm như đã nêu ở trên có thể thấy rõ ở biểu đồ 1. Xu hướng giảm là chủ đạo, đáy mới liên tục được hình thành và đặc biệt, tại vùng khoanh đỏ chính là 1 đợt tăng mạnh để phá tan nghi ngờ của việc giảm mạnh, sâu và kéo dài hơn nữa trong những năm sau đó của cổ phiếu này. Giá thấp nhất sẽ được hình thành trong giai đoạn này.

Đồ thị 2: Giá cổ phiếu Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn, 2008 – 2019
Đồ thị VHC với GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH bắt đầu từ năm 2012 và kéo dài đến hiện tại là 02/2019 vẫn đang tiếp tục ổn định. Điều này theo quan điểm của tác giả là vẫn có thể đầu tư được vì cổ phiếu vẫn đang tiếp tục tăng (vẫn đang ở trong giai đoạn ổn định và chưa chuyển giao giai đoạn)
Có thể thấy các dấu hiệu rõ nét được nhắc trong bài viết thể hiện trên biểu đồ 2. Xu hướng tăng là chủ đạo, thời gian tăng kéo dài và áp đảo, đáy cũ cao hơn đáy mới.
Broker HAD
brokerhad@gmail.com
phone/zalo: 0838 887 220

Nhận xét

Popular

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 2)

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 1)

Chương 8: Bí mật giao dịch của Livermore

Tại sao doanh nghiệp lại niêm yết trên nhiều sàn chứng khoán?

KSA - Cái Bẫy Chết Người Đối Với Nhà Đầu Tư (Phần II)