Chương 7: Thương Vụ Ba Triệu Đô La


Tác giả: Jesse Lauriston Livermore
Người dịch: Broker HAD
Trong chương vừa rồi, tôi đã chỉ ra sự thiếu kiên nhẫn sẽ ảnh hưởng thế nào đối với việc bỏ lỡ một “vở kịch” hay mà lẽ ra tôi đã kiếm được một món lời hậu hĩ. Bây giờ tôi sẽ thuật lại kết quả của một lần kiên nhẫn chờ đợi “thời điểm tâm lý” kia xảy ra.
Mùa hè năm 1924, lúa mì chạm mức giá mà tôi hay gọi là Điểm Xoay Đầu, vì vậy tôi tự tin tham gia mua vào lô đầu tiên với năm triệu dạ lúa. Thời điểm bấy giờ, thị trường lúa mì rất là lớn nên việc mua của tôi không tạo ra ảnh hưởng đáng kể gì lên giá cả. Để cho dễ hiểu, nó giống như việc mua vào 50,000 cổ phiếu trên thị trường vậy.
Ngay sau hôm mua vào, thị trường giao dịch bỗng trở nên ảm đạm nhưng tuyệt đối không giảm quả điểm xoay đầu. Sau đó giá cả có tăng đôi chút so với chuyển động mấy ngày trước và rồi có một sự “điều chỉnh tự nhiên” kéo theo là vài ngày giao dịch trầm lắng sau khi giá “nhúc nhích” lên được vài cent.
Ngay khi mức giá “xuyên qua” ĐIỂM XOAY ĐẦU tiếp theo, tôi lại mua vào thêm năm triệu dạ lúa nữa. Giá khớp cho lô thứ hai này là cao hơn Điểm Xoay Đầu khoảng 1.5 cent. Tại sao ư?? Bởi vì năm triệu dạ lần thứ hai này có vẻ khó khớp lệnh hơn so với lần đầu.
Ngày kế tiếp, thay vì điều chỉnh giảm như cách di chuyển trước đó, cổ phiếu tăng lên 3 cent, con số này bằng chính xác những gì mà công thức của tôi cần để xác nhận tính đúng đắn của xu hướng. Từ đây trở đi thì thị trường sẽ phát triển thành nơi được là Bull Market. Ý tôi là một xu hướng rất dài hơi có thể kéo dài nhiều tháng mà tôi tính toán ra đã chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, tôi lại không nhận ra được toàn bộ khả năng này trong tương lai.
Lúc đó, khi có trong tay 25 cent lợi nhuận cho mỗi dạ lúa, tôi chốt lời, ngồi xuống ghế và “ngắm” thị trường tăng tiếp 20 cent trong vài ngày sau.
Ngay tại lúc này đây tôi biết mình đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Tại sao tôi lại sợ mất đi một thứ mà trước đó tôi chưa hề có?? Nói chung là tôi đã quá lo lắng để rồi chuyển toàn bộ mười triệu dạ lúa thành tiền mặt khi mà lẽ ra tôi nên kiên nhẫn và dũng cảm để chơi “vụ” này tới cùng.
Tôi biết rất rõ điểm tới hạn là lúc mà Xu Hướng Tăng chạm tới được Điểm Xoay Đầu, tại đây chắc chắn tôi sẽ được công thức báo trước cho tín hiệu nguy hiểm.
Vì vậy tôi đã quyết định mua lại số dạ lúa đó một lần nữa với mức giá cao hơn 25 cent so với lúc tôi chốt lời. Ban đầu thì tôi chỉ dám mua một nửa số lượng so với thương vụ trước là khoảng năm triệu dạ, và ngồi chờ tín hiệu nguy hiểm xuất hiện.
Ngày 25 tháng 1 năm 1925, lúa mì đã được bán ở mức giá cao là $2.92 mỗi dạ. Đến ngày 11 tháng 2, giá giảm xuống còn $2.27.
Vào giai đoạn “hiện tượng” lúa mì này xuất hiện một loại hàng hóa khác, đó là lúa mạch đen, thứ hàng hóa mà tăng còn ngoạn mục hơn cả lúa mì. Nhưng thị trường mạch đen lại rất nhỏ, chỉ cần một lệnh mua vào tương đối là có thể khiến giá tăng lên đáng kể.
Trong suốt quá trình trên, tôi thường xuyên có những giao dịch lớn, và những người khác nữa, họ cũng có những giao dịch khối lượng không kém. Đâu đó nghe nói là có một nhà đầu cơ thu mua nhiều triệu dạ bằng hợp đồng tương lai, bổ sung vào số lượng hàng triệu dạ lúa mì đang sở hữu, và để củng cố vị thế trên thị trường người đó cũng mua vào một số lượng lớn mạch đen. Anh ta được tin rằng đã lợi dụng thị trường mạch đen để tác động lên giá lúa mì bằng những lệnh mua vào lúa mạch.
Như đã trình bày trước đó, thị trường mạch đen so với lúa mì thì rất nhỏ và dễ thao túng, lệnh mua với bất kỳ khối lượng nào cũng ngay lập tức đẩy giá mạch đen lên rất nhanh, và lực tác động của mặt hàng này lên giá lúa mì là cực kỳ rõ rệt. Hễ mỗi khi cách làm này được thực hiện thì công chúng lại “hô hào” mua vào lúa mì, kết quả là mức giá của loại hàng này được bán ở một vùng giá cao mới.
Quy trình này sẽ cứ thành công miễn là xu hướng lớn của thị trường chưa chạm điểm dừng. Lúc này thì lúa mì sẽ có những đợt giảm song song đó là giá mạch đen cũng lao dốc theo,  mạch đen giảm từ đỉnh của ngày 8 tháng 2 năm 1925 là 1.82 ¼ cent xuống còn $1.54, tức là giảm 28 ¼ cent so với mức giảm 28 ¾ cent của lúa mì trong tháng 3. Lúa mì phục hồi 3 7/8 cent so với đỉnh trước đó là $2.02, nhưng mạch đen lại không thể làm điều tương tự, nó chỉ có thể đạt được mức giá là $1.70 1/8 , dưới giá đỉnh trước 12 1/8 cent.
Khi theo dõi chặt chẽ thị trường, tôi đặc biệt thấy có điều gì đó không đúng, bởi vì trong suốt thời kỳ Bull Market, lúa mạch đen luôn luôn tăng giá trước lúa mỳ. Còn bây giờ thay vì trở thành kẻ dẫn dắt ngành thóc lúa, nó trở thành vật cản. Lúa mì đã phục hồi xong toàn bộ đợt giảm bất thường, nhưng mạch đen lại không thể. Đây là một tính chất mới hoàn toàn.
Tôi bắt tay vào phân tích với mục đích tìm hiểu tại sao giá Mạch đen lại không phục hồi theo lúa mì. Lý dó sau đó rất hiển nhiên. Đám đông đã có được lợi nhuận rất lớn từ lúa mì nhưng lại là con số không tại thị trường mạch đen. Giả sử như nhà đầu cơ trên “thống trị” thị trường lúa mạch, tại sao ông ta lại bỏ bê nó? Tôi nghĩ rằng hẳn nhà đầu cơ này đã không hề có tí lợi ích nào từ mạch đen và đã bán toàn bộ, hay cũng có thể ông ta đã cảm thấy quá “nặng” khi mua vào tại cả hai thị trường số lượng quá nhiều khiến uy thế không thể duy trì được để liên tiếp sở hữu thêm.
Lúc đó tôi đã đi đến suy nghĩ rằng không có sự khác biệt  cho dù nhà đầu cơ đó tham gia hay không tham gia thị trường mạch đen – tính chất “thị trường thông minh” sẽ khiến kết quả là giống nhau, do đó tôi quyết định kiểm tra lý thuyết của mình.
Giá chào bán gần nhất của mạch đen là $1.69 ¾, và vì đã xác định trước vị thế thực sự của ngành hàng này, tôi đã đặt lệnh bán ra 200,000 dạ. Khi lệnh được đưa ra, giá lúa giảm 3 cent, hai phút sau khi lệnh khớp hoàn toàn giá phục hồi về $1.68 ¾.
Từ lệnh mua của mình, tôi nhận thấy trên thị trường không có quá nhiều hoạt động mua bán đang diễn ra. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thể chắc chắn được lý thuyết của mình, tôi quyết định bán tiếp 200,000 dạ nữa, kết quả vẫn vậy – giảm 3 cent trước khi khớp hết, nhưng sau khi khớp toàn bộ lúc này mạch đen chỉ phục hồi 1 cent so với lần trước là 2 cent.
Vẫn hoài nghi về tính đúng đắn của kết luận trên kia về vị thế của thị trường, tôi lại bán thêm 200,000 dạ, như cũ, có điều lần này không hề có sự phục hồi giá nào. Mạch đen, theo quán tính, cứ thế “lao xuống”.
Đây chính là “tuy-dô” (nguồn tin – người dịch) mà tôi đang chờ đợi. Nếu có ai đó đang nắm giữ vị thế lớn trong thị trường lúa mì và vì lý do gì đó không muốn bảo hộ thị trường mạch đen, tôi đoán chắc rằng anh ta không thể hỗ trợ được giá lúa mì. Tôi ngay lập tức bán ra 5,000,000 dạ lúa mì bằng mọi giá. Lệnh khớp trong biên độ $2.01 đến $1.99. Đêm đó, mặt hàng này đóng cửa ở mức $1.97 và mạch đen là $1.65. Tôi mừng là lô cuối cùng của tôi khớp dưới giá $2.00 bởi vì $2.00 chính là điểm xoay đầu, và thị trường đã vỡ xuyên qua điểm này, tôi rất chắc về vị thế của mình và không hề lo lắng xíu nào.
Vài ngày sau tôi mua bù vào lại mạch đen để củng cố vị thế của mình tại thị trường lúa mì, và “nghẹn họng” với khoản lợi nhuận $250,000 cho giao dịch này.
Lúc này, tôi liên tiếp bán khống lúa mì cho đến khi tổng giao dịch đạt mười lăm triệu dạ. Đến ngày 16 tháng 3, lúa mì đóng cửa tại $1.64 ½ . Và ở thị trường Liverpool vào ngày hôm sau thì giá mở cửa cho mặt hàng này thấp hơn 3 cent, điều này làm cho thị trường Mỹ rất có thể mở bán với mức gần $1.61 trong buổi sáng kế tiếp.



Hình 1: Hình minh họa một người bán khống (short seller)
Tôi đã tiến hành một việc mà theo kinh nghiệm là “không được làm” đó là thực hiện đặt trước một lệnh để tạo giá mở cửa cho thị trường. Lòng cám dỗ đã che mờ đi sự xét đoán, tôi đã đặt lệnh mua vào năm triệu dạ lúa mì tại mức $1.61, thấp hơn 3 cent ½ so với đêm hôm trước. Phiên mửa cửa chốt trong khoảng $1.61 vào $1.54. Ngay sau đó tôi tự nhủ: “đây là bài học đắt giá cho bản thân khi phá vỡ quy tắc”. Nhưng đó lại là một trường hợp nữa minh họa việc bản năng con người vượt lên trên sự xét đoán. Tôi dám “cá” rằng lệnh của mình sẽ khớp tại mức đáng kinh ngạc là $1.61.
Vì vậy, khi nhìn thấy có giá $1.54, tôi thực hiện một lệnh mua vào thêm năm triệu dạ nữa. Ngay lập tức tôi nhận thông báo “Lệnh mua của quý khách đã giao dịch thành công ở mức $1.53”
Một lần nữa, tôi mua tiếp năm triệu dạ. Như cũ, “mua thành công năm triệu giá tại giá $1.53”. Và rồi tôi yêu cầu môi giới gửi báo cáo đầy đủ về các lệnh mua. Tôi nhận được như sau:
“5,000,000 dạ đầu tiên khớp bù lại lệnh bán khống đầu tiên”
“5,000,000 dạ thứ hai khớp bù lại lệnh bán khống thứ hai”
“Báo cáo khớp lệnh lần thứ 3 như sau:”
“3.5 triệu dạ tại giá $1.53”
“1 triệu dạ tại giá $158 1/8
“500,000 dạ tại giá $1.53 1/4
Giá thấp nhất của ngày hôm đó là $1.51 và ngày hôm sau thì lúa mì lại phục hồi về mức $1.64. Đây là lần đầu tiên tôi giao dịch mà lệnh đưa ra không vấp phải sự chờ đợi nào. Tôi đặt lệnh mua năm triệu dạ giá $1.61 – thị trường mở cửa theo giá tôi đặt nhưng sau đó lại giảm đi 7 cent về giá $1.54 – chênh lệch $350,000.
Không lâu sau, tôi có dịp ghé thăm Chicago và hỏi môi giới phụ trách đặt lệnh cho tôi về việc tại sao các lệnh mua vào của tôi lại dễ dàng đến vậy. Anh ta cho tôi biết rằng vô tình có người tại thời điểm đó đã bán ra 35,000,000 dạ lúa mì tại mọi mức giá. Với tình hình vậy, môi giới biết rằng không quan trọng giá sẽ giảm về mức nào, vì sẽ có rất nhiều lúa mì được bán ở giá thấp hơn sau khi thị trường mở cửa, vậy nên môi giới chỉ đơn giản là đợi cho kết thúc các biến động đầu phiên và đưa lệnh của tôi vào theo giá thị trường.
Anh ta mô tả rằng, nếu như đưa lệnh mua của tôi lên luôn cùng lúc với lệnh bán kia thì thị trường sẽ vượt qua mức giá lúc mở cửa.
Tổng lợi nhuận ròng từ những thương vụ trên là $3,000,000.
Điều này minh họa cho giá trị bán không trong thị trường đầu cơ, bởi vì những tập thể bán khống sẽ trở thành những người mua tự nguyện, và hành vi của những người mua tự nguyện giống như một “ hóa chất” ổn định thị trường trong thời khắc hỗn loạn.
Ngày nay thì những giao dịch kiểu vậy không khả thi nữa, bởi vì Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa đã giới hạn các lệnh mua bán trên thị trường ngũ cốc của mỗi cá nhân chỉ ở mức hai triệu dạ. Trong khi giao dịch trên thị trường chứng khoán lại không có giới hạn nào, vậy là sẽ không có nhà đầu cơ nào có thể bán khống khối lượng lớn với những luật định hiện hành liên quan đến hành vi này.
Cho nên tôi tin rằng cái ngày của những nhà đầu cơ cổ điển đã qua đi. Vị trí của họ sẽ dần bị thay thế bởi những người “nửa đầu tư”, những người không thể thực hiện những giao dịch lớn như trước, nhưng lại có thể kiếm nhiều tiền hơn trong một khoảng thời gian và lại có thể giữ được chúng. Tôi tin chắc rằng những nhà “nửa đầu tư” này sẽ chỉ giao dịch tại “thời điểm tâm lý” và rồi cuối cùng sẽ có được phần trăm lợi nhuận từ những chuyển động nhỏ hay xu hướng lớn của thị trường nhiều hơn là những nhà đầu cơ thuần túy từng làm trước kia.


Nhận xét

Đăng nhận xét

Popular

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 2)

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 1)

Chương 8: Bí mật giao dịch của Livermore

Tại sao doanh nghiệp lại niêm yết trên nhiều sàn chứng khoán?

KSA - Cái Bẫy Chết Người Đối Với Nhà Đầu Tư (Phần II)