Chương 6: Sai Lầm Một Triệu Đô La


Tác giả: Jesse Lauriston Livermore (1940)
Người dịch: Broker HAD

Mục tiêu của những chương tiếp theo là đưa ra những quy tắc giao dịch chung. Sau cùng sẽ là giải thích cụ thể phương pháp của tôi kết hợp với yếu tố thời gian.
Qua xem xét các quy tắc giao dịch này, cần phải nói rằng có quá nhiều nhà đầu cơ mua bán vô tội vạ, mua toàn bộ cổ phiếu tại một mức giá. Điều này là sai lầm và cực kỳ nguy hiểm.
Giả sử bạn muốn mua 500 cổ phần. Bắt đầu mua vào 100 cổ phiếu, và rồi nếu giá tăng thì mua tiếp 100 cổ phiếu nữa cứ thể. Giá của mỗi lần mua sau bắt buộc phải cao hơn lần trước.
Quy tắc này cần áp dụng luôn đối với bán khống. Không bao giờ bán khống ra thêm trừ khi giá bán lần sau thấp hơn giá bán lần trước. Việc luôn tuân thủ quy tắc này sẽ làm cho bạn ở gần hơn với xu hướng đúng của thị trường so với các phương pháp khác mà tôi biết. Lý do cho quy tắc này là vì mọi giao dịch mua bán của bạn sẽ luôn cho bạn lợi nhuận tại mọi thời điểm. Sự thật là lợi nhuận chính là bằng chứng chứng minh việc bạn đang đúng.
Theo kinh nghiệm thực thế của tôi, đầu tiên, bạn phải dành phần lớn thời gian đánh giá được tình hình của một cổ phiếu cụ thể. Tiếp theo, bạn cần phải xác định được mức giá để tham gia thị trường. Hãy nghiên cứu kỹ tập dữ liệu giá của mình, xem xét cẩn thận các dịch chuyển trong vài tuần vừa qua. Khi cổ phiếu bạn chọn vượt qua được mốc trước đó bạn quyết định tham gia, nếu như nó bắt đầu thể hiện đúng, đây chính là thời điểm giao dịch đầu tiên của bạn.
Sau khi mua vào, bạn phải quyết định chính xác số tiền bạn sẵn sàng mạo hiểm trong trường hợp tính toán sai. Bạn có thể thất bại một hoặc hai lần theo lý thuyết trên, nhưng việc kiên trì và không bao giờ bỏ lõ tái gia nhập thị trường khi mà “ĐIỂM XOAY ĐẦU” được chạm đến, bạn sẽ ở trong thị trường khi biến động thực sự diễn ra.
Nhưng một vấn đề nữa là bạn phải cận thận trong việc chọn thời gian… nôn nóng sẽ phải trả giá đắt.
Để tôi kể cho bạn về một lần tôi bỏ lỡ mất một triệu đô là lợi nhuận bởi vì sự kiên nhẫn và không cẩn trọng trong việc lựa chọn thời điểm. Thật là cảm thấy xấu hổ khi phải kể ra.
Nhiều năm về trước, tôi trở một người tạo “BULLISH” ở thị trường Cotton. Tôi đưa ra nhận định chắc chắn rằng Cotton đang ở trong một xu hướng tăng lớn. Nhưng, nếu là trong thị trường chứng khoán thì xu hướng này vẫn chưa bắt đầu. Tôi “nhúng mũi” vào ngành này ngay khi đưa ra nhận định xu hướng mà không xem xét đến yếu tố thời gian.
Tôi mua vào lô đầu tiên là 20,000 kiện cotton. Lệnh mua của tôi làm thị trường đang ế ẩm bỗng tăng lên $1.5. Và sau khi 100 kiện cuối cùng khớp lệnh, thị trường Cotton quay lại mốc ban đầu trong vòng hai mươi bốn giờ. Nó “nằm ngủ” ở đó nhiều ngày. Cuối cùng, trong sự bực tức, tôi đã bán toàn bộ số hàng và nhận lại khoản lỗ $30,000 bao gồm cả tiền hoa hồng. Đương nhiên, 100 kiện cotton cuối cùng được khớp lệnh tại mức giá thấp nhất.
Một vài ngày sau, thị trường lại lôi cuốn tôi một lần nữa. Trong đầu tôi lúc này chỉ có Cotton và Cotton, tôi cũng đã không xét lại nhận định ban đầu của mình về xu hướng lớn của món hàng này để thêm vào đó yếu tố thời gian. Vì vậy tôi đã quyết định mua lại 20,000 kiện Cotton. Điều tương tự lại xảy ra. Giá nhảy lên ngay khi lệnh mua của tôi có hiệu lực, và sau đó, nó rơi cái “đụi” xuống giá ban đầu. Sự chờ đợi làm tôi khó chịu, và một lần nữa tôi quyết định bán hết toàn bộ, lô cuối cùng khớp ở mức giá thấp nhất.
Tôi đã lặp lại sai lầm này năm lần trong vòng sáu tuần,mỗi lần mất từ $25,000 đến $30,000. Tôi trở nên căm ghét chính bản thân mình. Vụ này tôi đã tiêu hết đi những $200,000 mà không có lại lấy một chút hài lòng nào. Tôi đã yêu cầu quản lý của mình vứt bỏ toàn bộ những gì liên quan đến Cotton trong phòng làm việc trước khi tôi đến văn phòng. Tôi không muốn bị “khích” bởi cái thị trường này thêm một lần nào nữa. Quá chán nản, một tâm trạng tiêu cực không được phép có trong đầu của nhà đầu cơ bất kỳ lúc nào.
Và đoán xem điều gì đã xảy ra? Hai ngày sau khi bỏ hết Cotton ra khỏi văn phòng, thị trường này bắt đầu đi lên, và nó không hề dừng lại cho đến khi tăng thêm $50. Chỉ có duy nhất một lần điều chỉnh giá giảm $4 trong xu hướng tăng vô tiền khoáng hậu đó.
Hình 1: hình minh họa
Tôi đã bỏ mất một kịch bản hấp dẫn va đúng đắn mà tôi chưa bao giờ tìm ra được. Có hai lý do cơ bản cho điều này. Đầu tiên, tôi đã không kiên nhẫn chờ đến “thời điểm tâm lý” , thiếu sự thông thái giá, để bắt đầu đặt lệnh mua vào. Tôi đã biết là chỉ cần giá Cotton vượt qua được mốc $12.5 / pound thì nó sẽ chính thức vào xu hướng tăng lớn. Nhưng không, tôi đã không có sức mạnh để đợi điều này xảy ra. Tôi nghĩ rằng mình phải kiếm thêm vài đồng nữa trước khi giá chạm mốc mua, tôi đã tham gia quá sớm trước khi thị trường “chín muồi”. Tôi không những thua lỗ $200,000 mà còn để vuột mất phi vụ lợi nhuận $1,000,000. Kế hoạch ban đầu, đó là tích lũy 100,000 kiện hàng Cotton sau khi giá vượt qua “ĐIỂM XOAY ĐẦU”. Lẽ ra tôi đã có được món lợi nhuận hơn $20 cho xu hướng đó.
Lý do thứ hai, tôi đã tự cho phép bản thân quá nóng vội và căm phẫn thị trường Cotton chỉ bởi vì đã đưa ra những quyết định không nhất quán với phương pháp đầu cơ của mình. Toàn bộ thua những lỗ này là vì thiếu kiên nhẫn chờ đến lúc thích hợp để thị trường khẳng định những kết luận và kế hoạch của mình. (ông đã không đưa yếu tố thời gian khi quyết định mua vào – người dịch)
Tôi đã học được một điều mà mọi người cũng nên biết, không được phép bào chữa khi mình sai. Phải thừa nhận chúng và tìm cách thu lợi từ sai lầm đó. Thị trường sẽ báo với nhà đầu cơ khi nào anh ta sai, vì lúc đó anh ta đang bị mất tiền. Ngay khi nhận ra mình sai chính là lúc bán toàn bộ cổ phần, chấp nhận khoản lỗ, cố gắng mỉm cười, nghiên cứu lại dữ liệu để xác định nguyên nhân của sai lầm đó, và chờ cho cơ hội tiếp theo. Nhà đầu cơ phải quan tâm đến kết quả cuối cùng qua một thời gian giao dịch.
Một nhà đầu cơ giỏi sẽ dần có cảm giác hiểu được mình đang không đúng ngay cả trước khi thị trường báo tín hiệu xấu. Đó chính là lời cảnh báo trong tiềm thức. Là những tín hiệu ở bên trong suy nghĩ, dựa trên sự hiểu biết từ những biến động quá khứ của cổ phiếu. Đôi, chúng là những lời khuyên quý giá cho công thức giao dịch. Để tôi diễn tả đầy đủ hơn.
Trong thời kỳ tăng giá mạnh vào cuối những năm 1920, có những thời điểm tôi nắm giữ khá lâu một số lượng nhiều cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian đó, chưa lúc nào tôi cảm thấy mất vị thế của mình đối với thị trường cho dù có xuất hiện một sự “ĐIỀU CHỈNH TỰ NHIÊN”.
Nhưng sớm muộn thì ngày thị trường “rơi” cũng đến, khi tôi cảm nhận được điều đó sau khi hết giờ giao dịch. Tôi cảm thấy lo lắng và khó ngủ. Có điều gì đó thúc đẩy trong tâm trí tôi và tôi đã phải tỉnh giấc và suy nghĩ về thị trường. Sáng hôm sau tôi sợ phải thấy một tin tức xấu nào đó trên mặt báo. Một cái gì đó rất nham hiểm dường như sắp xảy đến. Nhưng biết đâu cảm giác của tôi là phi lý. Có thể thị trường sẽ tăng vào ngày mai. Xu hướng vẫn hoàn hảo, cổ phiếu sẽ tiếp tục tiến thẳng lên đỉnh. Sự lo lắng tối qua không lẽ lại nực cười như vậy. Nhưng tôi đã học được cách kiềm nén cảm xúc đó.
Ngày hôm sau mọi thứ trở nên ngạc nhiên kiểu khác. Không có một tin tức xấu nào, ngoại trừ việc thị trường bất ngờ đảo chiều sau một thời gian dài dịch chuyển theo một hướng. Tôi đã băn khoăn suốt ngày hôm ấy. Tôi quyết định bán toàn bộ cổ phần với những lệnh bán số lượng lớn. Lẽ ra tôi đã có thể thoát ra dễ dàng và giữ nguyên vị thế chỉ với dao động chênh lệch $2 nếu giao dịch vào ngày hôm qua. Hôm nay mọi thứ đã rất khác.
Tôi tin là nhiều nhà đầu tư cũng có những trải nghiệm tương tự, sự hiếu kỳ làm cho tâm trí nhà đầu cơ liên tục lóe lên những tín hiệu nguy hiểm trong khi đa phần thị trường lại đang tràn trề hy vọng. Đó là một trong những nét đặc trưng của những nhà đầu cơ có sự nghiên cứu và tương tác sâu sắc với thị trường.
Thành thật mà nói thì tôi luôn nghi ngờ các tín hiệu tiềm thức ở trên về việc lên hay xuống của thị trường, do đó tôi thường chỉ áp dụng “công thức khoa học lạnh lẽo” của mình để ra những nhận định. Nhưng trong thực tế, nhiều khi mấy tín hiệu bồn chồn đó lại giúp ích cho tôi trong những lúc mà tôi đang như “đang bơi thuyền ở giữa biển lặng” vậy.
Những “sự giúp đỡ” bí ẩn này rất thú vị khi mua bán, bởi vì cảm giác nguy hiểm đó dường như chỉ xuất hiện với những ai nhạy cảm với thị trường, chúng thuộc về những người luôn tuân theo các mô hình khoa học trong việc xác định các chuyển động giá cổ phiếu. Đẳng cấp của những nhà đầu cơ theo kiểu chỉ cảm thấy thị trường “tăng” hoặc “giảm” chủ yếu dựa và những gì nghe ngóng ở đâu đó thì luôn là những kẻ theo sau mà thôi.
Hãy biết rằng trong hàng triệu người đầu cơ trên thị trường thì chỉ có một vài người dành toàn bộ thời gian của họ để đầu cơ. Phần đông còn lại sẽ chỉ là mối quan hệ theo kiểu “hên-xui”, một kiểu khá tai hại. Ngay cả những nhà kinh doanh thông minh, những người chuyên nghiệp hay những người đã nghỉ hưu thì họ cũng chỉ là những cá nhân bên lề có dành chút quan tâm cho kênh chứng khoán này. Phần đông những cá nhân ở trên chỉ giao dịch khi nhận được lời khuyên tốt nào đó từ nhà môi giới.
Một lúc nào đó, người này sẽ bắt đầu mua bán khi nhận được một lời khuyên “giá trị” từ một người bạn ở trong ban quản trị của một tập đoàn lớn. Tôi sẽ đưa ra một giả thuyết như sau:
Bạn sẽ gặp một người bạn của mình trong ban quản trị doanh nghiệp tại một buổi dạ tiệc. Hai người bàn về các công việc kinh doanh chung chung trong một lúc. Và rồi bạn hỏi anh ta về tập đoàn Great Shakes. Thực sự thì tình hình doanh hiện tại ổn, nó vừa vượt qua giai đoạn khó khăn và tương lai chắc chắn là sáng khỏi phải nói. Cổ phiếu này tựu chung lại là đang hấp dẫn.
Một cú mua hời thực sự đấy” – anh bạn này đưa ra với toàn bộ sự chân thành. “lợi nhuân của doanh nghiệp của tôi đang quá xuất sắc, nó tốt hơn nhiều so với những năm trước. Chắc anh còn nhớ lần mà cổ phiếu công ty tôi lên đỉnh phải không Jim?”
Bạn bị thuyết phục hoàn toàn và mất không lâu để bạn nắm giữ cổ phiếu này.
Mỗi câu nói của anh bạn kia đều cho thấy sự tiến bộ của doanh nghiệp hơn so với quý trước, như là cổ tức ngày càng tăng, cổ phiếu này mỗi ngày một đi lên, và bạn bị cuốn theo những “lợi nhuận giấy” ở trong mơ. Nhưng sau những sự kiện này, tình hình kinh doanh của Great Shakes trượt thê thảm. Bạn đã không được báo trước sự việc này. Bạn chỉ biết khi nhìn thấy giá cổ phiếu lao dốc. Bạn hối hả gọi điện cho người bạn đó.
“Vâng”, anh ta nói, “cổ phiếu thực sự đang giảm, nhưng theo tôi đó chỉ là tạm thời thôi, doanh thu có bị giảm chút ít, không hiểu vì sao mấy tay đầu cơ giá xuống biết được điều này nên cố tình đánh rớt giá cổ phiếu. Chỉ đang bị bán khống tí thôi.”
Anh ta sẽ làm yên tâm bạn bằng những lời nói tẻ nhạt để che đậy nguyên nhân thực sự đằng sau. Bởi vì anh ta và đồng nghiệp cũng đang nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu và cũng đang muốn bán chúng ra càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt bởi vì đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm lớn trong tình hình kinh doanh của Great Shakes. Nói cho bạn biết sự thật chẳng khác nào mời bạn tham gia cuộc đua “bán tháo”  giữa người “bạn” cùng với chiến dịch “tháo chạy” này. Đây đơn thuần chỉ là một trường hợp tự phòng vệ thôi.
Bạn đã thấy đó, người bạn “trong ngành” của bạn có thể dễ dàng nói cho bạn biết khi nào nên mua vào cổ phiếu công ty họ. Nhưng anh ta sẽ không bao giờ nói cho bạn biết khi nào nên bán cho tới khi anh ta “an toàn”. Hành động của anh bạn này ngang  với “tội phản quốc”.
Tôi thuyết phục bạn hãy luôn giữ một quyển sổ nhỏ bên mình; ghi chép lại những thông tin thú vị của thịt trường, những suy nghĩ có thể có ích trong tương lại; những ý tưởng có thể xây dựng dần dần hệ thống qua thời gian, những quan sát cá nhân của bạn đối với một sự dịch chuyển giá. Trong quyển sách này tôi đề xuất bạn ghi bằng bút mực dòng chữ:
“Hãy cảnh giác với thông tin nội bộ…… bất kỳ thông tin nội bộ nào”
Không thể luôn khẳng định rằng thành công cho đầu tư và đầu cơ chỉ đến với những người chuyên về nó. Không ai “tặng” không lợi nhuận cho bạn cả. Đây giống như là câu chuyện về “kẻ lang thang không xu dính túi”. Cái đói của anh ta khiến anh ta bạo gan bước vào nhà hàng và gọi món “cho ngay một cái bít tết lớn, dày và ngon”, anh ta nói thêm với bồi bàn “bảo nhà bếp làm ngon đấy nhé”. Ngay lập tức anh bồi sợ hãi đến gặp ông chủ rồi quay lại nói: “ông chủ bảo rằng nếu ông ta có một cái bít tết to như kiểu anh nói thì ông ta để dành tự ăn rồi”.
Và nếu như xung quang có một cơ hội kiếm tiền nào đó, thì chẳng ai tốt tới mức đặt nó vào trong tay bạn.


Nhận xét

Popular

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 2)

Chương 9: Giải Nghĩa Các Quy Tắc (Phần 1)

Chương 8: Bí mật giao dịch của Livermore

Tại sao doanh nghiệp lại niêm yết trên nhiều sàn chứng khoán?

KSA - Cái Bẫy Chết Người Đối Với Nhà Đầu Tư (Phần II)